Chương trình Montessori độ tuổi 0-3

Chương trình Montessori dành cho trẻ 0-3 tuổi tạo môi trường hài hòa và thuận lợi cho trẻ phát huy tính tự lập và kết nối với thế giới xung quanh bằng khả năng tiếp thu nhạy bén của lứa tuổi này. Môi trường lớp học cho trẻ 0 - 3 tuổi với những khu vực riêng biệt cho việc ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và khu vực để thư giãn. Thông qua việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những người lớn hay những trẻ khác không phải người thân trong gia đình giúp cho trẻ xây dựng được những mối quan hệ xã hội và hình dung được vai trò của chúng đối với cộng đồng xung quanh. Bắt đầu chương trình này, trẻ sẽ ý thức được mình là một cá nhân độc lập sẵn sàng cho cuộc sống với những mối tương tác xã hội, tính tự lập cũng như những kỹ năng vận động cần thiết. Trang thiết bị và nội thất lớp học dành cho độ tuổi này được thiết kế với độ cao phù hợp với trẻ để khuyến khích trẻ phát huy tối đa tính tự lập. Những học cụ trong lớp cũng được thiết kế bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Kỹ năng tương tác và giao tiếp xã hội, sự phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng nội trợ, cảm thụ âm nhạc và các kỹ năng vận động đều được tích hợp vào chương trình Montessori dành cho trẻ dưới 3 tuổi.

                                        

I. Infant Community (Cộng đồng Trẻ nhỏ)

Lớp học Cộng đồng trẻ nhỏ cung cấp cho những trẻ được biết đi về các trải nghiệm của các trẻ nhỏ trải nghiệm được sống ở bên ngoài ngôi nhà của trẻ. Để hỗ trợ cho quá trình xã hội hóa của trẻ vì trẻ đang ở trong một giai đoạn phát triển khác.

Cộng đồng Trẻ nhỏ là để thỏa mãn các nhu cầu phát triển trẻ. Cộng đồng trẻ nhỏ tạo ra cơ hội để trẻ được tương tác với người khác, để trẻ có thể trao thức ăn cho bản thân và cho người khác. Chăm sóc cho môi trường và cho bản thân người khác những cơ hội nay diễn ra mỗi ngày, và giúp trẻ trở thành một thành viên có ích cho cộng đồng. cộng đồng trẻ nhỏ là để tạo ra sự gắn bó và tách rời lành mạnh. Trẻ nhỏ cần phải học cách tách rời thế giới nhỏ, ở gia đình của mình và học cách tham gia vô cộng đồng rộng lớn hơn với các bạn của trẻ. môi trường cộng đồng trẻ nhỏ mà nó có thể thỏa mãn các nhu cầu phát triển của trẻ và  được làm những hoạt động thỏa mãn những nhu cầu của của trẻ.

 

II. Areas of the Environment (Các Lĩnh vực của Môi trường)            

a. Practical Life (Đời sống Thường nhật)

Lĩnh vực thực hành cuộc sống cho trẻ, cơ hội lớn lao để cho trẻ được lặp lại, tập trung để hoàn thiện bản thân tự sửa sai, và tính chính xác. Trẻ được trải nghiệm, được thực hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ được phát triển và tinh chỉnh vận động cũng như thấu hiểu, cách áp dụng các hoạt động này. Đồng thời có phần duyên dáng và lịch thiệp về những cách di chuyển, cách ứng sử… lịch thiệp phù hợp với văn hóa nơi trẻ sống.

 

 

 

b. Language (Ngôn ngữ)

Những học cụ trong lĩnh vực ngôn ngữ mà chúng ta cung cấp cho trẻ bao gồm: vật thật, các mô hình, thẻ với vật thể, thẻ ngôn ngữ và những cuốn sách. Trong lĩnh vực ngôn ngữ trẻ sẽ hứng thú học tất cả, những học cụ mà ta có thể trao cho trẻ để trẻ  có nhiều cơ hội để học được ngôn ngữ ở mọi lúc. 

c. Self-Expression: Music and Art/Thể hiện bản thân: Âm nhạc và Nghệ thuật

Trong cộng đồng trẻ nhỏ chúng ta cũng phải cung cấp, cho trẻ thể hiện bản thân thông qua âm nhạc và nhạc cụ. Theo quan điểm Maria Montessori âm nhạc và nghệ thuật là các ngôn ngữ phổ quát giữa con người, đây là sự thể hiện phổ quát  không chỉ việc là một con người. Những hoạt động này cung cấp cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân và liên kết với những trẻ nhỏ tuổi nhất. 

Ta muốn cung cấp những hoạt động nghệ thuật, trong môi trường của mình. Ta muốn trẻ tiếp xúc đa dạng các phương pháp thể hiện nghệ thuật với nhau. Trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật từ độ tuổi nhỏ. Trẻ sẽ hứng thú cảm nhận nghệ thuật khi trẻ lớn hơn. Trong cộng đồng trẻ nhỏ ta có thể chuẩn bị đa dạng nghệ thuật khác nhau.

 d. Psychosensory Motor (Vận động Tâm thần-Cảm quan)

Trẻ ở trong cộng đồng trẻ nhỏ thì đang phát triển, khả năng sử dụng đôi tay của mình. cũng như tinh chỉnh khả năng này. Các hoạt động vận động tâm thần cảm quan này cho phép trẻ phát triển các kỹ năng cụ thể, của bàn tay và các ngón tay, một cách cô lập. Các học cụ và hoạt động trong môi trường có mục đích  này liên quan đến lý thuyết Montessori. Nhằm hỗ trợ, cho sự kiến tạo bản thân của từng trẻ, kiến tạo bản thân là mục tiêu lớn lao của giai đoạn phát triển đầu tiên. Đó là quá trình kiến tạo tính cách con người hoàn toàn mới. Để có thể thích nghi với thời đại không gian với con người đó. Và những hoạt động này giữ vững sự hứng trong khoảng một thời gian dài. Và từ đó không thể giữ vững sự tập trung của trẻ. 

 

 

096 3010136